Vải Canvas Là Gì ? Ưu và nhược điểm của vải canvas
Hiện nay trên thị trường may mặc có rất nhiều loại vải khác nhau và ở đâu đó chắc hẳn các bạn đã nghe qua về chất liệu vải canvas hay từ canvas nhưng bạn vẫn chưa biết nhiều về chất liệu vải canvas là gì ?. Bên cạnhđó thì vẫn còn một số thắc mắc về loại vải này như: canvas có thấm nước không,chúng có thể dùng trang trí hay chỉ dùng để in. Bài viết sau đây maydongphuctphcm.webflow.io sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc đó, cùng theo dõi ngay trong bài viết nhé!
Vải Canvas là gì?
Vải canvass là gì – Đây là loại vải chỉ những loại vải được dệt từ cây gai dầu, với đặc điểm riêng biệt là các sợi vải được dệt ngang dưới dạng lưới, thô nhưng khá bền chắc, ít thấm nước, rất thích hợp làm túi đựng. Cái tên Canvas cũng đã có từ rất lâu, bắt nguồn từ “canabis”trong tiếng Ả – rập, hiểu theo nghĩa la-tinh thì đây chính là cây gai dầu. Ở giai đoạn đầu, loại cây này là nguyên liệu chính để dệt vải Canvas.
Nhờ những đặc tính như bền, chắc, không thấm nước,… mà ngay từ khi ra đời, vải canvas đã được tận dụng để làm lều, bạt buồm, hay thậm chí là ‘giấy’ vẽ tranh của các họa sĩ.
Ưu và nhược điểm của vải canvas là gì?
Mỗi loại vải đều có những ưu và nhược điểm khác nhau trong quá trình sử dụng, đối với vải canvas cũng thế. Vậy ưu và nhược điểm của loại vải này là gì? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.
Ưu điểm
· Vải có thể đem đến cho người dùng độ bền phù hợp cùng với đó là khả năng chống thấm nổi bật giúp cho người sử dụng hiệu quả hơn.
· Màu vải luôn được giữ ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt cũng không làm thay đổi màu của vải.
· Dễ dàng kết hợp với tính hóa học để tăng cường tinh chất tự nhiên của vải, bao gồm khả năng chịu nước, chống cháy và kháng nấm mốc.
· Vải nhẹ và rất dễ vệ sinh khi bị bẩn
· Loại vải có nguồn gốc xuất xứ 100% từ sợi cotton nên rất lành tính và an toàn cho người dùng, không gây độc hại.
· Có nhiều gam màu phù hợp với tiêu chí thẩm mỹ mà người dùng lựa chọn nên rất dễ sử dụng để trang trí không gian nhà ở.
Nhược điểm
· Vì chất vải khá là dày cho nên khi giặt sẽ lâu khô hơn những loại vải khác như lụa, cotton,…
· Không chịu được những vật có tải trọng lớn, sắc nhọn và cứng.
· Khả năng thấm hút tốt nên tuổi thọ sản phẩm không được cao.
Các loại vải Canvas phổ biến
Vải Canvas Hemp
Vải Hemp Canvas có nguồn gốc từ cây “gai dầu”, là loại xơ sợi đầu tiên được dùng để may những tấm vải Canvas. Vải canvas hemp có ưu điểm hơn vải cotton, bao gồm cả khả năng chống nấm mốc. Sợi gai dầu có khả năng đàn hồi tốt và có thể chịu được nhiệt độ cao hơn so với vải cotton.
Vải Canvas Cotton
Vải Canvas Cotton là một trong những loại vải canvas phổ biết nhất được kết hợp với sợi bông. Vải Canvas Cotton được dùng để may đồng phục khác nhau trong đó có may quần jean thời kỳ đầu.
Vải Canvas Linen
Vải Canvas Linen chính là nguyên liệu dệt vải lanh cũng có thể dệt thành vải canvas nhưng giá thành của chúng thường gấp 2 đến 3 lần so với vải cotton
Vải Canvas Sợi Tổng Hợp
Vải canvas cũng có thể được làm từ sợi tổng hợp. Các loại sợi tổng hợp phổ biến được sử dụng để tạo ra vải canvas bao gồm polyester và nylon.
Vải canvas có chống nước không ?
Vấn đề chống nước đã được rất nhiều người thắc mắc. Canvas chống thấm nước rất tốt, nhưng tại sao chúng là vải mà vẫn chống thấm nước tốt đến như vậy ?.
Thông thường khi chúng ta dệt vải canvas, người ta sẽ dệt bằng sợi vải cotton với mức độ điều chỉnh khoảng 65% – 35%. So với vải canvas thường,bạt canvas do dệt với mật độ dày hơn nên khả năng chống nước cao hơn.
Những loại bạt canvas sau khi được sản xuất ra thường làm: bạt che mưa, quần áo mưa, đồ bảo hộ,…
Phương pháp làm sạch vải canvas
Sau đây là một số cách để làm sạch loại vải canvas hiệu quả nhất.
Đối với những vật phẩm có kích thước vừa phải, chúng ta hoàn toàn có thể tự giặt ở nhà. Bạn nên thực hiện theo tuần tự sau:
Trước tiên, bạn cần làm sạch vải bằng bọt biển và nước. Bạn nên chú ý xoa nhẹ nhàng trên tấm vải và không nên chà xát ở những vùng không có vết bẩn.
Tiếp theo, bạn ngâm vải trong nước lạnh rồi pha xà bông vào ngâm vải trong vòng 5 phút. Sau đó, bạn lấy vải ra và giặt với nước lạnh. Sau cùng, bạn tiến hành phơi khô vải trên bề mặt cứng. Bạn tuyệt đối không được vắt vải mà chỉ để khô một cách tự nhiên, không được sấy hay dùng bàn ủi.
Khi gặp phải những vết bẩn khó giặt, bạn có thể dùng thuốc tẩy nhưng không được sử dụng hóa chất có chứa clo vì chúng sẽ ảnh hưởng không tốt đến vải.
Xem Thêm:
Trên đây là một số thông tin về loại vải canvas mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng với những chia sẽ này sẽ rất hữu ích đối với mọi người. Chúc các bạn có thể chọn được cho mình những loại vải phù hợp nhất.